Văn hóa Khăn_vấn

Phu nhân Trịnh Thị Điền để tóc vấn trần.

Vào khoảng thập niên 1920 khi trang phục người Việt đã đổi nhiều phần do văn hóa Tây phương, phần do phong trào Duy Tân cổ xúy học chữ Quốc Ngữ và phá những hủ tục xưa thì nam giới bắt đầu cắt tóc ngắn nên không còn búi tóc; cách đội khăn vấn cũng theo đó thay đổi. Để cho tiện, một loại khăn mới ra đời được đóng sẵn như vòng mũ, nên gọi là khăn đóng chỉ chụp vào đầu, không cần vấn như trước nữa. Khăn này cũng gọi là khăn xếp. Tục vấn khăn từ đó nhạt dần trong nam giới đến khoảng thập niên 1940 thì khăn đóng trở thành món trang phục cơ bản và không mấy người vấn khăn nữa cho dù vẫn mặc áo dài khi có việc trọng đại.

Đến những năm đầu thập niên 1930, khi trào lưu giải phóng nữ quyền từ Nam Kỳ dội ngược ra các thành thị Bắc Trung Kỳ, giới trí thức tân học đã cảm thấy cần phải sửa đổi dần ý thức xã hội để người phụ nữ có nhiều cơ hội tham dự các sinh hoạt cộng đồng hơn. Việc trước tiên là phải cải cách y phục răng tóc như một sự "cởi trói" về thân thể, để nữ phái được mạnh dạn khoe nhan sắc hơn. Từ các số đầu tuần báo Ngày Nay, Tự Lực văn đoàn đã tích cực quảng cáo cho kiểu tóc vấn trần do ông Lemur Nguyễn Cát Tường chủ trương. Ngay lập tức, trong công luận Hà Nội đã dấy lên một làn sóng tranh cãi khá gay gắt, vì đa phần ý kiến chưa thấy hài lòng với lối tư duy quá mới này. Để trấn an dư luận, ông Cát Tường phải chụp ảnh vợ mình - bà Nguyễn Thị Nội - với kiểu tóc ấy, rồi thuê mấy cô người mẫu đều con nhà danh giá trưng diện khi đi bát phố. Mặc dù, dần dà kiểu đầu tóc cải cách này cũng được đám đông chấp nhận, nhưng ở thập niên 1930-40 chỉ có các thanh nữ thành thị ưa để, những người đàn bà đã kết hôn hoặc lớp người chín tuổi vẫn trung thành với lối cũ.

Ta đi chợ dốc ngồi gốc cây đaThấy cô bán rượuMặc áo nâu giàThắt dây lưng xanhKhăn xanh có rí đội đầuĐể thương để nhớ để sầu cho ai